Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

TURKISH COFFEE

Turkish Coffee – Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ- Là phương pháp thưởng thức cà phê truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ. Cà phê được nghiền rất mịn (mịn nhất trong tất cả các kỹ thuật pha chế) sau đó đun sôi với nước trong một dụng cụ đặc biệt gọi là Ibrik. Sau khi sôi lên, cà phê được rót ra cốc và dùng ngay, không cần lọc. Trong truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ, một người phụ nữ trong gia đình sẽ được đánh giá qua việc pha chế cà phê theo phương pháp trên. Khởi đầu trong lịch sử cà phê Trung Đông Mốc thời gian sớm nhất có thể tin cậy là vào thế kỷ 16, khi các tòa án Hồi giáo phán quyết rằng việc tiêu thụ cà phê phù hợp với tôn giáo. Sau đó, cà phê theo nghĩa đã được phổ biến trên khắp bán đảo Ả Rập, vùng Vịnh và Biển Đỏ, cuối cùng đến Istanbul, thủ đô của  quốc Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ. Những dụng cụ pha chế đầu tiên Trong thời kỳ này bất kì dụng cụ bếp (hay cái nồi) nào có thể đun cà phê với với nước đều được xem là dụng cụ pha chế. Đây là nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt giữa Cezve và Dallah – hai d
VĂN HÓA CÀ PHÊ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Bên cạnh niềm đam mê và gu thưởng thức độc đáo, điều đặc biệt làm nên văn hóa cà phê Việt Nam chính là các quán cà phê. Có lẽ, hiếm có nơi nào trên thế giới lại xuất hiện nhiều quán cà phê như đất nước này. Quán cà phê với đủ loại phong cách có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn với những cách phục vụ và thưởng thức đa dạng, mang đậm phong thái của từng vùng miền… Những cái tên như “đen đá”, “nâu nóng”, “bạc sỉu”, cà phê trứng, cà phê chồn… Đã dần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, định hình nên những làn sóng cà phê của riêng đất “An Nam” một thời mà nay cả thế giới đang dần biết đến và ngưỡng mộ. ❗️ Làn sóng cà phê thứ nhất – Kết tinh của giao thoa văn hóa Du nhập vào Việt Nam từ năm 1857, cà phê là sản vật được người Pháp đem trồng ở  đất Tây Nguyên vì thổ nhưỡng phù hợp (hoặc theo một ý nghĩa nào đó là ép buộc chúng chúng ta canh tác loại “vàng đen” đang được châu Âu ưa chuộng này). Cách thưởng thức cà phê

Chiết xuất cà phê

Chiết xuất cà phê là quá trình hòa tan các hương vị có trong cà phê vào nước bằng một phương pháp nào đó, Mỗi quá trình chiết xuất đòi hỏi sự tham gia của thứ nhất là cà phê, thứ hai là nước và được tác động bởi nhiệt độ trong một thời gian nhất định. Về bản chất, khi chiết xuất cà phê bằng nước nóng, bột cà phê nở ra và chúng ta có thể thu được rất nhiều “thứ” cùng với nước (còn gọi là dung môi) như: Hợp chất Caffeine (tạo ra vị đắng), Axit – Cụ thể là Acid citric (tạo ra hương vị chua và / hoặc ngọt, như cam, táo hoặc nho..v.v..) Lipid và chất béo, các thành phần Carbohydrate v.v… Và một số chất rắn không hoà tan khác. Caffeine Ảnh hiển vi điện tử của Caffeine – Photo by Annie Cavanagh. Công thức hoá học của Caffeine là: C8H10N4O2. Bản chất của Caffeine trong thực vật họ Coffea là một Alkaloid dạng bột màu trắng gây nên một phần vị đắng (bitterness) cảm nhận được trong cà phê. Caffeine thường được tìm thấy trong lá và quả của hơn sáu mươi giống cà phê được canh tác t

PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ POUR-OVER ( PHA DRIP)

Pour Over  là phương pháp pha chế cà phê thủ công với nguyên tắc chung là để nước nóng đi qua bột cà phê và theo trọng lực nhỏ giọt xuống dưới thông qua một bộ lọc (filters), bã cà phê được giữ lại trên bộ lọc. Sau đây là clip hướng dẫn kỹ thuật Pour Over với một số dụng cụ pha chế đặc trưng cho kỹ thuật này  : Để làm chủ kỹ thuật Pour over ta cần nắm vững ba yếu tố cơ bản: Chọn một bộ dụng cụ pha chế phù hợp. Cà phê đạt độ nhuyễn cần thiết và cuối cùng là làm chủ thao tác rót nước.  Các bộ lọc  được làm từ nhiều vật liệu với tên gọi khác nhau, tùy thuộc và bộ lọc mà cách pha chế cũng có sự biến tấu đôi chút khác nhau (như kích cỡ cà phê xay, tỷ lệ nước cà phê..) Một số bộ lọc phổ biến thường đi kèm với giấy lọc như Chemex, Melitta, Hario V60, Bee House,..  hoặc đơn giản chỉ là túi vải, hay phễu làm bằng lưới thép (Kone)… Pour Over không đòi hỏi gì hơn thao tác rót nước lên bột cà phê.  Điểm mấu chốt trong Pour Over là “thời gian” mà chính xác hơn là tính kiên nhẫn của ng

Máy Espresso

Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh quán cà phê, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể bỏ qua bước nghiên cứu các loại máy pha cà phê espresso trên thị trường. Nên chọn loại sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu sử dụng, chất lượng tốt nhưng giá cả lại hợp lý? Đó thực sự là câu hỏi không hề dễ dàng. Hiểu rõ những khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin về dụng cụ và kĩ thuật máy Espresso, một vài gợi ý lựa chọn máy pha cà phê espresso cho quán đồ uống dựa trên yếu tố quy mô cửa hàng I. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ESPRESSO Bộ phận chính: Nguồn nước (The Water Source) Máy bơm (The Pump) Nồi hơi pha chế (The Boiler, Bringing the Heat) Nồi hơi chiết xuất (The Boiler, Control Temperature) Cụm chiết xuất (The Grouphead) Nguyên lý hoạt động dựa trên 4 pha : Nguồn nước » Máy Bơm » Nồi hơi » Cụm chiết xuất Tổng quan về các bộ phận và nguyên lý vận hành của máy Espresso 1/ Nguồn nước hoặc bình nước Mỗi